Công nghệ xây dựng

Kinh nghiệm xây nhà đẹp và tiết kiệm chi phí năm 2022

Kinh nghiệm xây nhà không phải là điều mà bất cứ ai cũng có, ngay cả với người đã làm nhà lần 2, lần 3. Bởi xây dựng là một ngành đặc thù đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và kỹ thuật mới nắm bắt hết được khối lượng công việc đồ sộ trong suốt quá trình xây nhà. Bài viết này xin chia sẻ những kinh nghiệm xây nhà đẹp mới. Từ đó hỗ trợ anh chị trong việc tìm kiếm một giải pháp xây nhà tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình theo năm tháng.

Xây nhà có đơn giản không?

Trên lý thuyết, kinh nghiệm xây nhà đẹp gồm hai quá trình:

  • Xây thô (là quá trình tạo ra kết cấu khung nhà)
  • Xây hoàn thiện (là quá trình trát vữa, lát gạch, sơn tường,… để hoàn thiện nhà)

Điều này tưởng như rất đơn giản, chỉ có điều sự đơn giản ấy sẽ đúng với những người thợ lâu năm trong nghề. Bởi với kỹ thuật xây nhà đã được tích lũy từ nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ mới tạo cho họ những kỹ năng, kinh nghiệm đó.

Ví dụ như việc trát vữa giữa những viên gạch khi xây nhà là điều rất đơn giản. Nhưng nếu thợ xây dựng không có kinh nghiệm sẽ làm rất tốn xi măng và cũng không đảm bảo bền chắc.

Các chủ nhà thường nghĩ xây nhà đơn giản. Được đánh giá bằng việc nhìn vào gạch, những viên gạch ấy có xây thẳng hàng không. Các góc cạnh chi tiết vuông vức, chắc chắn. Tường sơn phết đều, láng mịn…Nhưng thật sự xây nhà không hề đơn giản.

kinh nghiệm xây nhà đẹp
kinh nghiệm xây nhà đẹp

Kinh nghiệm xây nhà đẹp

Có rất nhiều vấn đề cần quan tâm khi xây nhà. Nhưng trong phạm vi hạn hẹp của bài viết. Chúng tôi xin chia sẽ vài kinh nghiệm xây nhà đẹp nhỏ sau đây.

Một quy trình xây nhà sẽ gồm:

  • Thi công móng
  • Xây khung thô cho ngôi nhà
  • Xây hoàn thiện (tô trát, lát gạch, lắp đặt các thiết bị điện, vệ sinh)

Kinh nghiệm thi công móng nhà

Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao, kết cấu của công trình cùng với tính chất các tầng đất để quyết định sử dụng loại móng phù hợp. Có bốn loại móng thường dùng:

– Móng đơn: độ chịu lực ở giới hạn trung bình, có thể sử dụng móng đơn cho nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng.

– Móng bè:  thích hợp với việc thi công làm móng nhà trên đất yếu hay những công trình lớn cao tầng, có tầng hầm.

– Móng băng: khả năng chịu lực của loại móng này khá tốt và là loại móng hay dùng nhất.

– Móng cọc: thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt mà giá thành thì hợp lý nên các chủ nhà, thợ thầu cũng thường ưu ái cho loại móng này.

Cái loại móng trên là dựa theo phương pháp thi công để phân chia. Còn nếu chia theo vật liệu, cách chế tạo, đặc tính tác dụng tải trọng thì lại ra tên các loại móng khác.

Để lựa chọn được loại móng phù hợp, công ty xây dựng hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm xây nhà nhiều năm mới có những tính toán nền đất phù hợp. Từ đó mới cung cấp được giải pháp thi công phù hợp tránh lún nứt cho công trình nhà phố sau này.

kinh nghiem xay nha dep 3

Cốt pha, cốt thép, bê tông

Cốt pha, cốt thép, bê tông hiện diện xuyên suốt quá trình xây dựng, ngay từ khâu thi công móng. Nếu không đề cập đến chúng thì quả là một thiếu sót lớn. Vì vậy, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về chúng nhé.

Trong đồ chơi Lego, những mảnh nhựa đã định hình được ghép với nhau, tạo thành công trình theo ý đứa trẻ. Để cho dễ hiểu, chúng ta coi bộ ba cốt pha, cốt thép, bê tông là những thứ cần để tạo ra mảnh Lego. Chỉ khác đây là bê tông cốt thép và bản thân chúng có nhiệm vụ, yêu cầu riêng tùy giai đoạn.

– Cốt pha

Cốt pha quyết định đến chất lượng bê tông, hình dạng và kích thước của kết cấu. Nó như một cái khung để tạo hình kết cấu bê tông, khi bê tông khô thì nhiệm vụ của cốt pha cũng dừng lại. Như vậy có nghĩa cốt pha tốt mới có thể đảm bảo những khối bê tông được định hình theo đúng kết cấu. Một trong những nguyên nhân của việc đổ, sập khi đang xây dựng có thể liên quan đến cốt pha.

– Bê tông

Bê tông gồm có bê tông tươi (hồ bê tông) là hỗn hợp của xi măng, nước, cát đá và bê tông đặc, nói cho dễ hiểu vậy thôi chứ trong nghề chia ra bê tông nhẹ, nặng, cực nặng, bê tông khô, bê tông cường độ cao…Chúng được kết hợp với xi măng tùy theo chủ ý của thầu, thợ. Có khi được thêm chất phụ gia vào, như phụ gia chống thấm, phụ gia chậm đông kết, phụ gia ức chế ăn mòn kim loại…

– Cốt thép

Chúng ta ví von cốt thép làm xương, hồ bê tông đổ lên, cốt pha cố định. Chúng kết hợp làm việc với nhau để tạo ra những khối bê tông.

Nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng đến hồ bê tông. Thi công vào mùa khô nóng sẽ gặp khó khăn hơn vì độ co ngót của bê tông.

Mỗi khâu sẽ có những lỗi sai phạm thường gặp, mang tính kỹ thuật cao, dân ngoài nghề nhìn vào sẽ không biết. Trừ những trường hợp là cảm quan bên ngoài có thể dễ dàng nhìn ra được. Chẳng hạn như bê tông bị nứt, rỗ, hiện tượng trắng mặt do thi công không đảm bảo.

Thi công phần thô

Công đoạn này sẽ cho ta thành phẩm là một khung nhà cơ bản.

Trong công đoạn này, tạo dựng khung căn nhà bằng cách gia công lắp dựng cốt thép, cốp pha, đổ bê tông cột, dầm sàn, cầu thang… Công đoạn này đòi hỏi chuyên môn. Người ngoài nghề đúng là chỉ có thể nhìn tổng quan bề ngoài như việc gạch xây thẳng hàng, cột có méo, các góc cạnh vuông vức, sàn có bị võng…để đánh giá tay nghề nhà thầu. Bởi những công việc đòi hỏi chuyên môn như đổ bê tông cốt thép toàn khối, có công thức tỷ lệ rõ ràng. Với con mắt ngoại đạo, làm sao ta biết được thợ thầy có “xén bớt” tỷ lệ gạch đá, xi măng không?

Tới đây thì lại là câu chuyện tìm thợ, thầu sao cho có tâm và tầm.

kinh nghiệm xây nhà đẹp
kinh nghiệm xây nhà đẹp

Kinh nghiệm xây nhà đẹp – Thi công hoàn thiện

Có khung nhà rồi giờ tới phần hoàn thiện, kinh nghiệm xây nhà đẹp ở phần này ngôi nhà dễ nhìn hơn vì nó bắt đầu có hình dáng. Trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn tường, lắp đặt điện nước, hệ thống kỹ thuật là những công đoạn trong thi công hoàn thiện.

Nếu như ở thi công thô đa phần các chủ nhà không hiểu thợ đang làm gì, không biết đánh giá ra sao thì ở phần này dễ dàng đánh giá hơn qua qua việc trát vữa, lát gạch, sơn tường…

Khi trát vữa thì anh chị lưu ý đánh giá bằng cách nhìn bề mặt vữa có những chỗ bị sủi nổ. Ở giữa có đốm trắng hay vàng, lớp vữa có bị rạn nứt, bong rộp, tróc lở không.

Còn lát nền gạch, quan trọng nhất là phải đầm dùi phần nền thô thật kỹ, nén thật chặt để tránh tình trạng lún sụt cục bộ. Để lát nền sàn các tầng lầu, ngoài phần bê tông đúc đã có thêm phụ gia chống thấm. Thì nếu kỹ hơn, lớp vữa “dán” gạch cũng cần có phụ gia này để chống thấm tốt hơn. Từ đó sẽ không gây hiện tượng loang lổ vết thấm đen làm xấu, bẩn. Nhất là sàn nhà vệ sinh, khu vực luôn vấy nước, càng phải quan tâm nhiều hơn đến việc chống thấm.

Với những thợ lâu năm, họ sẽ có những cách riêng để nhanh gọn quá trình làm việc của mình. Chúng ta có thể đánh giá thông qua việc quan sát cách họ làm việc và phối hợp làm việc với nhau. Ta nhìn cả quá trình chứ không phải là kết quả. Nhìn một ngôi nhà lộng lẫy nhưng làm sao ta biết trong lúc thi công họ đã làm tốt chưa hay đang chăm chút mặt ngoài, chữa cháy bên trong.

Những chú ý trong kinh nghiệm xây nhà đẹp lần đầu

Lựa chọn thời điểm xây nhà

Thời điểm phù hợp để ngôi nhà mới của bạn đạt hiệu quả kỹ thuật tốt nhất là lúc giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô. Nhiều người cứ nghĩ tranh thủ mùa khô xây nhà cho tiện nhưng thực chất sẽ làm cho kết cấu bê tông của ngôi nhà bị nứt giãn do nhiệt độ nếu bảo dưỡng không tốt đấy,các bạn ạ!

kinh nghiệm xây nhà đẹp
kinh nghiệm xây nhà đẹp

Lưu ý khi bắt tay vào xây nhà

– Nên tham khảo ý kiến của những người có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế,thi công và hoàn thiện ngôi nhà.

– Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành xây nhà như: điều kiện kinh tế ,tài chính, đơn vị thi công thiết kế, giám sát thi công , nguồn vật liệu xây dựng, sơn nhà, đồ nội thất trang trí nhà cửa…

– Bạn cần xác định quy mô gia đình, số lượng thành viên để từ đó lên kế hoạch sắp xếp, bố trí phòng sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của các thành viên trong gia đình nhé!

– Xem hướng nhà và Phong thủy trước khi kinh nghiệm xây nhà đẹp xây dựng vì phong thủy thiên về yếu tố tâm linh và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người sinh sống trong ngôi nhà đấy!

– Cuối cùng bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lí,giấy phép xây dựng cũng như hợp đồng xây dựng với nhà thầu để tránh những đáng tiếc khi đã bắt tay vào xây dựng nhà.

Từ khóa:

  • Kinh nghiệm trước khi làm nhà
  • Kinh nghiệm xây nhà năm 2021
  • Chia sẽ kinh nghiệm xây nhà
  • Kinh nghiệm xây nhà 2021
  • Kinh nghiệm xây nhà lần đầu
  • Cách giám sát thợ xây nhà
  • Chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm
  • Kinh nghiệm xây nhà từ A đến Z

Nội dung liên quan:

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Back to top button